Các dạng hệ thống rèm thông minh trong ngôi nhà tiện nghi, hiện đại

Hệ thống rèm thông minh hiện nay là một trong những vấn đề được quan tâm trong chủ đề về nhà thông minh. Với khả năng hoạt động tự động, người dùng có thể khiến rèm hoạt động chỉ với remote hoặc điện thoại. Cùng PRAMA khám phá về hệ thống rèm tự động trong bài viết dưới đây nhé!

Hệ thống rèm thông minh

Hệ thống rèm thông minh là gì?

Hệ thống rèm thông minh là dạng rèm hoạt động tự động nhờ sự vận hành của motor động cơ, khung rèm, dây curoa. Người dùng sử dụng remote hoặc app trên điện thoại để điều khiển cho hệ thống rèm tự động đóng/mở.

Hệ thống rèm tự động tích hợp với hệ sinh thái nhà thông minh quản lý qua app điện thoại mở rộng nhiều tính năng tiện ích. Một số tính năng tự động được sử dụng phổ biến như:

– Hẹn giờ mở rèm vào lúc 7h sáng và đóng rèm lúc 10h tối.

– Hẹn giờ mở rèm trước khi về nhà.

– Hẹn giờ đóng rèm khi mặt trời lên cao.

Kết cấu hệ thống rèm tự động sử dụng động cơ tự động đặc biệt kết hợp với thanh rèm chuyên dụng. Thanh rèm chứa con lăn, dây curoa và các móc treo rèm vải. Tùy thuộc vào loại thiết kế mành rèm, cách lắp đặt con lăn khác nhau.

Các thiết kế rèm vải trong ngôi nhà hiện nay

Kiểu rèm xếp ly

Rèm cửa sổ dạng xếp ly mang thiết kế các đường ly vải bố trí khoảng cách đều nhau; các ly rèm được cố định ở 1 vị trí trên mặt rèm. Khi mở với động cơ tự động, rèm xếp ly sẽ mở dần ra theo con lăn.

Sự khác nhau giữa rèm xếp ly và rèm định vị

Kiểu rèm định vị

Rèm cửa thông minh dạng rèm định vị tương tự với rèm xếp ly. Rèm định vị là loại rèm phổ biến nhất hiện nay. Rèm định vị có thiết kế ly vải mở đều theo con lăn với khoảng cách giống nhau. Rèm định vị thường được thiết kế với thanh trượt bắt trần để có tính thẩm mỹ tối giản cao.

Dáng rèm đục lỗ

Rèm thông minh dạng đục lỗ là kiểu rèm truyền thống sử dụng các thanh tròn móc trên khung rèm. Rèm đục lỗ sử dụng loại thanh rèm từ nhựa hoặc sắt, đảm bảo tính thẩm mỹ và bền lâu.

Dáng rèm cuốn

Rèm cuốn thông minh là loại rèm có một trục cuốn để điều chỉnh đóng/mở rèm. Rèm cuốn có nhiều kiểu dáng khác nhau như rèm trơn, rèm cầu vồng, rèm lỗ…

Những thông tin cần biết về hệ thống rèm tự động

Có thể tận dụng thanh ray rèm cũ để lắp rèm tự động không?

Với cấu tạo đặc biệt của động cơ và các con lăn, do đó thanh rèm phải sử dụng loại chuyên dụng. Không thể dùng thanh rèm truyền thống cũ. Thanh rèm tự động có hai đầu trục cho phép người dùng lắp động cơ điều khiển.

Sự khác nhau rèm tự động và rèm truyền thống

Có thể điều chỉnh mở rèm sáng một hướng hoặc hai hướng không?

Tùy vào thiết kế, lắp đặt động cơ, người dùng có thể tùy chọn rèm mở theo 1 hướng hoặc mở theo 2 hướng.

Điều chỉnh độ mở rèm cửa thông minh như nào?

Ngay trên app điện thoại, người dùng hoàn toàn đủ khả năng điều chỉnh mở rèm thông minh theo ý muốn. Ngoài ra, người dùng có thể kích hoạt đóng/mở rèm bằng thao tác thủ công. Người dùng chỉ cần kéo nhẹ rèm về hướng đóng hoặc mở; rèm tự động hoạt động tiếp. Rèm thông minh được lập trình khi gặp vật cản tự động dừng lại tránh làm hỏng động cơ, đảm bảo an toàn.

Sử dụng rèm hai lớp thì lắp đặt hệ thống rèm tự động như nào?

Nếu người dùng sử dụng rèm hai lớp cần lắp đặt 2 hệ thống rèm thông minh. Hệ thống hoạt động độc lập, thuận tiện cho người dùng điều khiển.

Thiết kế khung rèm bo tròn có thể lắp hệ thống rèm cửa thông minh không?

Đối với ngôi nhà có kiến trúc góc bo tròn ở khung cửa sổ, khung rèm vẫn có thể lắp hệ thống rèm tự động. Chỉ cần cung cấp số đo chi tiết, đội ngũ kỹ thuật PRAMA xác định được cách lắp đặt và hỗ trợ khách hàng tốt nhất.

Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề hệ thống rèm thông minh. Bạn có nhu cầu lắp đặt hay cần tư vấn thêm về hệ thống rèm tự động. Nhanh chóng liên hệ PRAMA để được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ chuyên nghiệp, chuyên môn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *